Liệu có cần thay đổi???

Trăn trở về câu hỏi “Tht s người ta mun thay đi không?”, sau khi mởtopic “Liu có cn thay đi” trên diễn đàn IPL, mình đã nhận được rất nhiều ý kiến có giá trị. Mình tổng hợp và post lên blog này để mọi người cùng tham khảo.
Khi nào thì s thay đi (1 con người) là cn thiết?

Sự thay đổi là cần thiết khi con người ấy không muốn/không thể ở nguyên vị trí nhưhiện tại. Chỉ có bản thân chủ thể mới xác định được lúc nào là cần thiết. Cái tác động đến sự thay đổi bản thân nhiều là do Môi trường. Chủ thể ít khi nhận thức được mình phải thay đổi nếu không có tác động nào đó vào chủ thể. Họ sẽ thay đổi khi nhận thấy sự bất ổn. Khi một người đã hài lòng và cảm thấy “an toàn” với nấc nhu cầu mong muốn của họ, họ sẽ không (hoặc rất ít) ý thức về sự thay đổi. Khi nhận thức việc thay đổi (tâm lý, tư tưởng, hành động) sẽ mang lại cho người đó hoặc: sức khỏe; hoặc tiền bạc; hoặc sự bình an; hoặc sẽ giúp người đó có 1 công việc tốt hay đôi khi chỉ đơn giản là để người đó tìm thấy niềm vui trong công việc và cuộc sống thì họ sẽ đặt lại vấn đề thay đổi.

Thay đổi là phần không thể thiếu của sự trưởng thành/tiến bộ. Tuy nhiên một điều quan trọng không kém là sự thay đổi chỉ có thể diễn ra khi người ta muốn thay đổi. Con đường, hoàn cảnh, xuất thân và khả năng của mỗi người rất khác nhau, nhưng nếu vấn đề không xuất phát từ chính họ thì cho dù có gợi mở thì điều cần thiết sẽkhông bao giờ được coi là cần thiết đối với họ. Một người thấy được sự cần thiết phải thay đổi thì họ sẽ bắt đầu tự đặt câu hỏi chính mình.

Nói về cách tác động vào môi trường để khiến con người thay đổi có các luồng ý kiến:
– Cần có tấm gương sáng (người thật, việc thật, hoặc nhưng câu chuyện nhỏ)
– Tạo môi trường
– Áp đặt sự thay đổi (kể cả sử dụng biện pháp mạnh)

Trong trường hợp chủ thể không muốn thay đổi, hoặc dùng chiêu “mưa dầm thấm đất”, “hữu xạ tự nhiên hương”, hoặc lựa chọn thời điểm “chín muồi”, hoặc gây áp lực (tư tưởng, tinh thần), hoặc tạm thời để lại đó để thay đổi những con người đang có nhu cầu, khao khát thay đổi. Lựa chọn phương cách nào là tùy thuộc vào đối tượng cần thay đổi, hoàn cảnh và nguồn lực của chính mình.

 
Khi nào thì biết mt người tht s mun thay đi?

Sự thay đổi thường đến sau khi người ta chịu một cú shock nào đó, hay trải nghiệm một điều gì đó, hay mong muốn cái gì đó hay đơn giản hơn, tiếp cận được với một ánh sáng nào đó.

Không có quy luật hay biểu hiện nào là cụ thể mà nó phụ thuộc vào từng cá nhân cụthể. Tuy nhiên có một số biểu hiện thường gặp ở những người đang thật sự muốn thay đổi:

– Người ta sẽ bắt đầu làm một việc gì đó như: nói lên mong muốn thay đổi của mình, nói nhiều đến dự định, ước mơ,… bắt đầu hành động (tìm hiểu cái mình muốn, tựvấn, nhờ tư vấn, đi học,…).

– Họ sẽ luôn đề cập (một cách ý thức hoặc vô ý thức) về điều đó mỗi khi trao đổi. Rất có thể dễ để nhận ra điều trăn trở của họ, bởi trong rất nhiều lần trò truyện sẽ có cùng một chủ đề họ muốn xoay quanh.

– Họ sẽ bắt đầu trăn trở và tự đặt những câu hỏi về chính mình và nhìn lại chính mình

 
Mt cam kết thay đi s được th hin như thế nào  mt người?

Công việc của người hỗ trợ/muốn giúp đỡ là giúp người cần thay đổi nhận ra mục đích, động lực của việc thay đổi. Sau đó, hãy để họ tự cam kết với hạnh phúc, với tương lai của họ. Điều này tùy thuộc nhiều vào ý chí và nỗ lực của cá thể.

Cam kết thay đổi thể hiện qua những hành động mới dựa trên tư tưởng, nhận thức mới. Cam kết được thể hiện yếu ớt hoặc mạnh mẽ ở một người. Điều này không phân biệt bằng hình thức thể hiện bên ngoài như hét to thì nghĩa là cam kết mạnh mẽ hơn. Nó, được thể hiện qua ánh mắt mạnh mẽ, nhìn thẳng, và những lúc mà cá nhân đó phải đối mặt với quyết định. Và cũng được thử thách qua thời gian. Cam kết sẽ có hai hướng: một là tiến lên bằng hành động thay đổi (quyết tâm), hai là quyết không chấp nhận hoàn cảnh cũ (kiên định).

Những người đang thay đổi bắt đầu nói về hành động. Họ thường có xu hướng nói hoặc nghĩ về những việc mình sẽ làm và cảm thấy thích thú mỗi khi được suy nghĩ vềđiều đó … Mỗi lần nhắc về điều đó là một lần những lời cam kết hành động được nhắc lại. Họ bắt đầu hành động và làm khác đi những gì họ đã làm. Hoặc làm tốt hơn, hiệu quả hơn những gì họ đang làm.

 
Nếu mt người đã không mun thay đi, mình có nên giúp h không?

Ai cũng cần giúp đỡ để thay đổi. Nếu giúp được, hãy cho họ một tấm bản đồ và động lực để đi.

Tất cả các vấn đề đều xuất phát từ chính họ, chúng ta chỉ là một nhân tố đối với họ. Đâu phải muốn người khác thay đổi thì họ sẽ thay đổi… Quan trọng là cách thực hiện. Hãy chia sẻ, lắng nghe và để người đó quyết định là nên thay đổi hay không. Việc đầu tiên cần thay đổi ở họ là mang đến cho họ ý thức cần thay đổi.

Với một người không muốn thay đổi thì chả giúp được ngay lập tức. Cái gì không muốn thì rất khó ép, tốt nhất là làm cho họ hiểu ra việc thay đổi là cần thiết. Có thểdẫn dụ họ mở rộng thế giới quan của mình bằng cách giới thiệu cho họ những hiểu biết mới, cho họ một cái nhìn rộng hơn hoàn cảnh hiện tại. Hoặc chỉ ra cho họ thấy họ đang ở đâu (mà có khi họ không biết). Khi ấy tự người ta sẽ có mong muốn thay đổi hay không. Vì một trong những nguyên nhân người không muốn thay đổi đó là cứ nghĩ cuộc sống nó chỉ có thế, mà không biết là có những khía cạnh khác, những môi trường hay cuộc sống khác nữa.

Để giúp một người thay đổi phải nhìn ra được họ đang mong muốn nấc nhu cầu nào không? Họ đã hài lòng với nấc nhu cầu đó chưa? (Nếu có thì hài lòng ở mức độ nào? Có muốn “tốt hơn” không?); rồi linh động dùng cách phù hợp. Còn không đủ thời gian để “nhìn” ra vấn đề của mỗi người thì chủ động định hướng họ. (phân tích tháp nhu cầu Maslow –> đánh trúng tim đen “tham – sân – si” của họ ^^).

Có những người không có khả năng nhìn nhận chính bản thân mình; cũng không biết mình có muốn/cần thay đổi không? –> Việc định hướng và tạo điều kiện cho họ tiếp cận + hòa nhập vào những môi trường (mà mình thấy họ nên hòa nhập) là cần thiết; Việc tiếp xúc với con người mới, môi trường mới thường sẽ tạo động lực để họ muốn “làm mới” mình, và khi họ đã muốn rồi thì có vô vàn cách để giúp họ thay đổi.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý chưa chắc “sự thay đổi” nào cũng là tốt (và nên có); chưa chắc sự tác động nào cũng mang lại hiệu quả tích cực. Do đó, phải tác động đúng lúc, phù hợp và thuận theo tự nhiên.

 
Đ to ra hing thay đi tích cc, nên tác đng t nhng người đang khao khát mun thay đi (nhưng đang  tng nhn thc/mc đ gâynh hưởng đến người khác/v trí còn thp) hay tác đng vào nhng người có nh hưởng, uy tín (dù xác sut h mun thay đi mình chưa d đoán được)?

Thay đổi là một trạng thái đến từ bên trong trước. Nó yêu cầu người ta phải Ngộ ra hoàn cảnh của mình, Ngộ ra mong ước của mình. Nếu đến từ những lực hút bên ngoài thì đó không bền vững và mang tính mê muội.

Một số trường hợp thì tác động lên những người có ảnh hưởng, họ dễ nổi bật lên trên và là một tấm gương đối chiếu cho những người đang mong muốn thay đổi. Đó là một kiểu chiến lược. Tuy nhiên với đối tượng này có thể gặp nhiều khó khăn bởi thông thường họ sẽ chỉ nghe những người có ảnh hưởng và uy tín cao hơn họ.

Còn lại thì vẫn tác động và tạo hiệu ứng lên những người muốn thay đổi và những người cần thay đổi, chỉ ra cho họ cách hiểu về mình, hiểu về thế giới, giới thiệu cho họ các công cụ,… để họ có thể đi tới đích nếu muốn.

Dù tác động lên đối tượng nào, điều quan trọng là sự kiên trì và cái tâm mình dành cho họ. Nếu không đủ một bồ triết lý, hay là một nhà tư tưởng có sức truyền tải cao, thì hãy lấy những giá trị từ chính mình và những suy nghĩ chất chứa về họ để mong họ một phần nhìn ra vấn đề. Con đường ngắn nhất từ con người đến con người là “từtrái tim đến trái tim”. Cứ thẳng thắn chia sẻ lòng mình với những gì mình đã trải nghiệm, tự họ sẽ chọn con đường phù hợp với họ 🙂 Mỗi người đều có sự tác động nhất định tới người khác tùy vào nức độ quan tâm, khả năng ảnh hưởng nhưng dù sao, hãy cứ chia sẻ, dù bạn là ai. Hãy cứ quan tâm, dù người đó có thế nào đi chăng nữa…

Khi chưa đủ lực, hãy tập trung tác động đến những người bạn có thể tác động sau đó từ từ lan tỏa hiệu ứng, dần dần mở rộng đối tượng. (Khi bản thân đã đủ lực & có những đồng minh cùng chí hướng, hãy tạo ra một cuộc cách mạng. ^^)

Advertisement

“Không ngừng tìm kiếm!” ;)

 Nếu bạn hỏi, ước mơ của tớ là gì, tớ có thể nói say sưa 1 ngày (nếu bạn đủ sức nghe) bởi vì tớ là người tham lam lắm, ước mơ của tớ to nhỏ, lớn bé, xa gần, sự nghiệp, yêu đương gì cũng có cả ^^. Hôm nay tớ sẽ viết, một góc nhỏ thôi trong cái kho tàng những ước mơ đó của tớ – tài sản quý giá của một cô bé hay mơ mộng và hát ca “Em có một ước ao, em có một khát khao”

Cái hồi còn là học sinh cấp 3:

Tớ trăn trở giữa những ước mơ: trở thành một cô giáo dạy Hóa (vì tớ rất thích chia sẻ với những người khác và yêu môn Hóa), trở thành một dược sĩ (vì tớ sẽ có thể bán thuốc giá tốt hơn cho những người khó khăn, tớ sẽ trang bị một tủ thuốc vĩ đại cho nhà mình để không còn ai phải lo bệnh tật nữa hết), trở thành một nhà văn (vì tớ thích viết & lắng nghe hơi thở của cuộc sống), trở thành một người giàu có (vì tớ nghĩ khi tớ giàu thì sẽ giúp được nhiều người lắm í, rồi còn có thể làm từ thiện nữa),… Nói chung là búa xua ước mơ. Ước mơ nào cũng đẹp, cũng thích cả.

Đến một ngày đọc “Cha giàu cha nghèo”, không hiểu sao nhớ mãi 1 cái câu trong cuốn sách đó, đại ý là để thành công trong tương lai, có 2 nghề cần phải biết là Quản trị kinh doanh và Marketing. Tớ thay đổi cái một suy nghĩ, hình thành cái quyết tâm phải chinh phục cho được 2 “bạn” nì. Quyết định sẽ phải thi và vào được khoa Quản trị kinh doanh – Đại học Kinh tế HCM (vì tớ search được đây là khoa dạy về Quản trị kinh doanh đầu tiên của VN, nên tớ yên tâm hơn về giáo trình & giáo viên giảng dạy ^^). Dù gia đình phản đối nhưng tớ vẫn cắn răng cắn lợi giở trò “lừa đảo” để thi cho bằng được và đậu vào trường, vào khoa như mong muốn.

Cái hồi còn là Sinh viên:

Ngồi trên ghế giảng đường, học Quản trị kinh doanh lại tiếp tục đứng trước các lựa chọn sẽ đi chuyên sâu theo con đường nào: Marketing, Nhân sự, Kinh doanh, Tài chính hay Sản xuất. Theo Tài chính cũng thích (vì máu kinh doanh Tiền mờ). Theo Nhân sự cũng khoái (vì máu làm việc với con người). Theo Marketing cũng mê (vì thích các ý tưởng kết nối khách hàng đến sản phẩm),… Nói chung là tiếp tục rối.

Thời điểm đó cũng bắt tay làm 1 dự án khởi nghiệp về Giáo dục. Chạy một đoạn cho no nê rồi cuối cùng ngậm ngùi dừng lại vì phát hiện ra mình & đồng bọn chưa sẵn sàng cho nó. Hẹn ngày tái ngộ trong tương lai….

Cái hồi còn đi làm:

Đùng một phát, mới thực tập xong thì bị một đại ca “dụ dỗ” vào làm. Bắt đầu ở vị trí PR, viết lách và chăm sóc khách hàng. Sau đó tiến tới biên tập nội dung website, viết bài cho nội san. Rồi tiếp tục là đối ngoại, Marketing, sự kiện,… Thành ra vị trí nào cũng được thử sức và nắm bắt được cái công việc chính trong mảng đó là gì. Rốt cuộc trở thành 1 trợ lý không chính thức của Sếp. Nhưng quái một cái là vẫn chưa biết mình thật sự giỏi gì, thật sự muốn gì???

Tiếp tục thử sức ở công ty thứ hai, có liên quan đến Giáo dục – Một trường dạy nhảy và khiêu vũ. Sở dĩ lựa chọn điểm đến này là vì mình quan tâm đến cách vận hành của 1 trường học (giai đoạn đầu), cách dạy và triết lý giáo dục của nó. Tham gia ở vai trò vận hành chung, học hỏi được nhiều điều. Cũng từ đây dần dần tớ bắt đầu nhận ra những việc mình có thể làm tốt nhất và cái đam mê ngâm cứu con người cũng như niềm tin vĩ đại vào năng lực con người. Một ước mơ sâu thẳm nào đó lâu giờ ngủ yên bắt đầu lồm cồm thức dậy, cựa quậy mãi không yên – Giấc mơ làm giáo dục.

Cái hồi giờ:

Bỏ lại tất cả ở đằng sau: một công việc ổn định, một vị trí tốt, một nhịp sống nhẹ nhàng để bắt đầu dấn thân vào con đường cam go – Con đường khởi nghiệp. Con đường mà mới nghe xong đã không ít người can ngăn: “em chưa đủ kinh nghiệm”, “em chưa đủ nguồn lực”, “em chưa đủ mạnh mẽ để chịu đựng thất bại”, “em còn nhiều thời gian mà không việc gì phải nôn nóng”, “em là con gái, hãy chọn một con đường phù hợp hơn”… Vẫn quyết định làm và đang làm.

Giấc mơ Giáo dục ngày nào đã mở qua một trang mới và viết tiếp một cách nghiêm túc hơn. Đã rõ ràng hơn về điều mình mong muốn và cái lộ trình sẽ đi. Con đường “Khai phá bản thân” còn một lô lốc chông gai phía trước đó. Vẫn sẽ đi vì có một động lực mạnh mẽ từ giấc mơ đó thúc đẩy, nó không phải chỉ là sự cam kết với bản thân, với lời tuyên bố mà trên nữa đó là một thứ tình cảm mãnh liệt khiến mình yêu vô cùng những việc đang làm và tin tưởng vào hành trình đang đi.

Một đứa nhỏ loắt choắt và hay cười hihi, luôn đi ngược lại với mong muốn, kỳ vọng của gia đình từ lúc chọn trường để học, chọn công ty để làm, chọn con đường tương lai để tiếp tục đã khiến không ít người lo lắng và lo ngại. Giờ đây vẫn còn đó những áp lực, những khó khăn không thể gọi tên đang chực chờ. Ừ, nhưng con bé đó vẫn đang đi, dù đôi khi chỉ một mình nhưng không hề cảm thấy cô độc…

Hãy tiếp tục tìm kiếm: Tìm kiếm bản thân nếu chưa hiểu về chính mình; Tìm kiếm đam mê nếu vẫn còn trăn trở; Tìm kiếm ước mơ của mình nếu vẫn còn mơ hồ; Tìm kiếm con đường phù hợp cho mình giữa muôn vàn lựa chọn;… Có lẽ “không ngừng tìm kiếm” là sứ mệnh, chức năng thiêng liêng nhất của con người. Đó là cội nguồn của những sáng tạo, những đột phá cho thế giới tốt đẹp hơn hay đơn giản là hành trang để đi đến cùng với giấc mơ – giấc mơ của chính mình!

25.6.2011